Ba phương án huy động vốn xây sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa trình báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giai đoạn 1 mới nhất về Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư gần 112.000 tỉ đồng (tương gần 5 tỉ USD), dự kiến năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Đỗ Tất Bình – Phó Tổng giám đốc ACV cho biết, ACV đã có báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đề xuất ba phương án đầu tư sân bay này.

Theo đó, phương 1 là nhà đầu tư khai thác sân bay sử dụng vốn vay ODA. Cách này giúp nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay rẻ hơn, nhưng hiện chỉ có thể tiếp cận được vốn ODA của Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua việc Chính phủ đi vay, rồi cho doanh nghiệp vay lại. Nhược điểm của phương án là sẽ làm tăng nợ công và phải sử dụng tư vấn, nhà thầu xây lắp của nước cho vay.

Phương án 2 là giao cho ACV đầu tư bằng vốn doanh nghiệp. Với lợi thế là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 95% cổ phần và đang quản lý 21 cảng hàng không trên cả nước, khi ACV đầu tư sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được tài sản chiến lược của quốc gia.

Phương án thứ ba là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, khai thác cảng bằng vốn doanh nghiệp theo hình thức đối tác công – tư (PPP), hợp đồng BOT. Ưu điểm của phương án này là không làm tăng nợ công do không sử dụng vốn ODA và Nhà nước có nguồn thu từ việc khai thác tài sản sau khi hết thời hạn hợp đồng BOT.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu được đánh giá là đảm bảo công bằng, minh bạch và tạo cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp có năng lực. Tuy nhiên, việc đấu thầu chọn nhà đầu tư sẽ khiến dự án chậm khoảng 18 tháng, khó hoàn thành vào năm 2025.

Nguồn vốn 100.000 tỷ đồng để xây Sân bay Long Thành
Nguồn vốn 100.000 tỷ đồng để xây Sân bay Long Thành

ACV mong muốn được nhận thực hiện dự án

Ông Đỗ Tất Bình cho biết, ACV muốn được thực hiện xây sân bay Long Thành theo phương án hai là giao ACV đầu tư. Việc ACV làm chủ đầu tư sân bay Long Thành theo phương án 2 sẽ có nhiều ưu điểm và lợi thế trong quá trình thực hiện dự án.

Theo ông Bình, ACV có bộ máy quản lý khai thác sân bay chuyên nghiệp, cam kết thu xếp tài chính tốt nhất bằng vốn của doanh nghiệp. Hiện ACV đã tích lũy được một tỉ USD và tiếp tục tích lũy trong giai đoạn 2019-2025 với mức cân đối khoảng 1,5 tỉ USD để thực hiện dự án.

Như vậy, khi triển khai xây sân bay Long Thành, ACV chỉ vay một phần vốn hoặc phối hợp với đối tác khác để đầu tư các hạng mục. Phương án này không làm tăng nợ công, do không sử dụng vốn ODA và dự án có thể triển khai ngay công tác thiết kế kỹ thuật để khởi công đầu năm 2021 và hoàn thành vào năm 2025.

“Nhược điểm của việc giao ACV đầu tư khai thác sân bay Long Thành là các quy định của Luật Đấu thầu buộc dự án này phải đưa ra đấu thầu quốc tế. Chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền giao ACV trực tiếp đầu tư, khai thác cảng hàng không Long Thành mà không qua đấu thầu”.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay Long Thành, giai đoạn 1 sẽ đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm.

ACV khó độc quyền

Mặc dù ACV đã nhiều lần khẳng định, họ có đủ năng lực tài chính để đứng một mình đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, nhưng Bộ GTVT vẫn yêu cầu ACV và tư vấn JFV nghiên cứu bổ sung thêm 5 hướng đầu tư trong phương án 3.

Theo đó, trong phương án đầu tư 3.1, ACV sẽ cùng với một số tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn tại DNNN quản lý thành lập doanh nghiệp để đầu tư khai thác; phương án 3.2 – ACV cùng với các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam để đầu tư, khai thác; phương án 3.3 – ACV cùng với các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và nước ngoài thành lập doanh nghiệp để đầu tư, khai thác; phương án 3.4 – thành lập doanh nghiệp đại chúng do ACV là cổ đông chính; phương án 3.5 – PPP hoàn toàn.

Trong các phương án 3.1, 3.2, 3.3, để đảm bảo tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khác, Bộ GTVT yêu cầu ACV đưa ra các tỷ lệ góp vốn khác nhau theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

“Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án đầu tư, đặc biệt là cách thức, thời gian và thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư, tính khả thi tài chính…, Bộ GTVT sẽ đề xuất phương án đầu tư tối ưu nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua cùng với nội dung Báo cáo F/S Dự án”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết.

Sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành

Hạn chế dùng ngân sách

Cơ hội đầu tư vào Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang thực sự rộng mở đối với ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); ông Jonathan Nguyễn Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP), nếu như lãnh đạo các đơn vị này còn vẫn sốt sắng với dự án hạ tầng hàng không lớn nhất Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

Cơ hội đầu tư vào dự án này cũng sẽ đến với hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài khác như Aéroports de Paris (ADP, Pháp), Zurich Airport…, nếu chiểu theo các nội dung tại Thông báo số 61/TB-VPCP về nội dung cuộc họp nghe báo cáo giữa kỳ về việc nghiên cứu, lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (F/S) Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn I được Văn phòng Chính phủ phát đi hồi giữa tuần trước.

Tại Thông báo số 61/TB-VPCP, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và đơn vị tư vấn cần phải sử dụng tối đa vốn xã hội hóa, để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là quan điểm của Bộ GTVT khi bộ này cho biết là sẵn sàng nới khung 42.519 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách trong khái toán tổng mức đầu tư 100.443 tỷ đồng từng được chốt tạm trong Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn I.

Cụ thể, trong Công văn số 1181/BGTVT-KHĐT báo cáo kết quả nghiên cứu giữa kỳ công tác lập Báo cáo F/S giai đoạn I, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Bộ GTVT cho biết, đơn vị tư vấn JFV (liên danh giữa các công ty tư vấn của Nhật Bản, Pháp và Việt Nam) đã trình  3 phương án đầu tư và huy động vốn.

Vào ngày 11/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1777/QĐ – TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Cụ thể, Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 109.111,7 tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD.

Dự án có mục tiêu xây dựng một cảng hàng không quốc tế cấp 4F tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai gồm một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm trên diện tích sàn 373.000m2; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 đến năm 2025.

Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 – các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được Thủ tướng giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (hải quan, công an, công an cửa khẩu, cảng vụ, kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện.

Trường hợp không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP), hợp đồng xây dựng-chuyển gia-thuê dịch vụ (BTL) hoặc Hợp đồng Xây dựng-Thuê dịch vụ-Chuyển giao (BLT).

Dự án thành phần 2 – các công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do ACV làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 4 – các công trình khác… sẽ thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì lựa chọn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các dự án thành phần 2, 3, 4 sẽ chỉ được sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm cùng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp việc đề xuất với Hội đồng Thẩm định Nhà nước về nội dung giao ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện dự án bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV tổ chức thực hiện đầu tư dự án thành phần 3 đúng quy định, đảm bảo tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp./

– IZUMI CITY – Một sản phẩm của tập đoàn NAM LONG

– Website: https://izumicitydongnai.vn/

– Hotline: 092.1900.000

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *